Busy board - bảng trò chơi cho bé
Hay còn gọi là Sensory board
💥 💥 💥 Tại sao con chỉ thích xoay bánh xe, thích chơi với cốc, bát, hộp nhựa... mà không phải những đồ chơi đắt tiền Bố Mẹ mua???
🌟 🌟 🌟Album các trò chơi Sensory tổng hợp cho lứa tuổi từ 0 – 36 tháng. Mong các Bố Mẹ hãy làm và cùng chơi với con, hãy nói không với Iphone, Ipad và cùng sáng tạo trò chơi để con được phát triển các giác quan của mình. Hãy cho con 1 tuổi thơ đẹp 
Khởi đầu bằng việc chơi cùng con,
👫 Bố mẹ hãy là những người thày đầu tiên, chơi cùng con, dạy con những kỹ năng cần thiết ban đầu để trẻ tự do khám phá thế giới.
Busy board Phát triển được các giác quan của trẻ.
➤ Giúp trẻ tăng khả năng ngôn ngữ: Việc giải thích cho con cách sử dụng, các “từ mới” tương ứng các đồ vật, nguyên liệu khi chơi giúp trẻ có một “kho” từ phong phú hơn. Ngoài ra, cách dạy qua thực tế giúp trẻ nhớ lâu hơn. Như trò vẽ màu, dùng tay con chấm từng màu, những đốm màu xinh lấm chấm trên tay con thật rực rỡ, chưa kể sự man mát của màu khi đọng ở đầu ngón tay sẽ khiến bé rất “nhạy” , từ đó gọi tên từng màu là một cách học qua chơi rất vui
➤ Rèn luyện tính kiên nhẫn. Ví dụ, nếu như bạn mua cho con 1 đồ chơi phát nhạc sẵn thì con chỉ việc bật nút là xong. Nhưng với các dạng trò chơi sensory, con là một thành phần quan trọng để tạo nên trò chơi đó và nhiều khi phải qua các khâu trò chơi mới hoàn thành
➤ Phát huy khả năng sáng tạo: Khi trẻ là một phần tạo nên trò chơi thì con sẽ có các góc nhìn rất sinh động để sắp đặt/ để chơi trò đó theo cách của riêng mình.
➤ Tăng khả năng tương tác: Khi con chơi cùng bạn, cùng mẹ, cùng bố, hoặc thậm chí chơi cùng búp bê, các "bạn" đồ chơi ( cá...)...thì việc trò chuyện trong quá trình chơi cũng là cách để "hai bên" hiểu nhau hơn.
➤ Tăng sự suy nghĩ của trẻ. Một đồ chơi quá đơn giản sẽ khiến trẻ không có "cơ hội" để suy nghĩ nhiều thêm. Với các dạng trò chơi sensory, bé phải "động não" để chơi hơn. Ví dụ trò chơi với cúc áo ( dụng cụ này được phương pháp giáo dục Montessori đưa vào giảng dạy) thì bé phải suy nghĩ xem cách luồn chỉ vào cúc cho thật khéo, hay đặt các chiếc cúc thành 1 hàng dài ngay ngắn để làm thành đoàn tàu.
Như vậy, các trò chơi sensory (mà busy board là 1 trong số đó) không chỉ được biết đến với các dạng trò "bày bừa", "lộn xộn", " bẩn bẩn, nhem nhuốc" mà còn có rất nhiều tác dụng với trẻ em. Rất nhiều trường mầm non ở nước ngoài đưa các trò chơi Sensory vào chương trình đào tạo.
Bố mẹ có thể tự làm cho con 1 bộ như thế ở nhà nhé,

























Bài viết liên quan


Copyright © Gỗ 3D Việt Nam. All Rights Reserved. SITEMAP | Chính sách bảo mật| Pháp lý




Chat
1